Cách trồng và chăm sóc cây đuôi phượng

Cách trồng và chăm sóc cây đuôi phượng
  • :
  • : Blog
  • :
  • : Còn hàng

Đặc điểm của cây đuôi phượng

Ngoài cái tên cây đuôi phượng chúng còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như cây cầu nguyện, cây dong vằn, cây đuôi phụng hay cây huỳnh tinh cảnh. Tên khoa học của cây đuôi phượng là Calathea lancifolia và thuộc họ nhà cây dong riềng. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Brazin và vùng nhiệt đới Nam Mỹ.

Cây đuôi phượng là cây mọc dạng bụi với thân cây mảnh, thân rễ. Tuổi thị của chúng khá cao nều được chăm sóc tốt. Cây có bộ lá xanh quanh năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng 25-70cm. Nếu nhìn cây đuôi phượng từ xa thấy trông khá giống cây dong riềng và cây đuôi công, chỉ khác về kích thước và màu sắc.

Cây đuôi phượng có lá hình bầu dục, thuôn dài nhọn về đầu lá và có chiều dài khoảng 30cm. Lá cây đuôi phượng có màu sắc khá lạ mắt với sự kết hợp giữa màu xanh đậm, màu trắng và màu đỏ tía. Hoa đuôi phượng có màu trắng, chúng mọc thành chùm với nhau. Cũng giống như hoa của cây đuôi công, hoa cây đuôi phượng khi nở giống như một bông hồng trắng vậy.

Cây đuôi phượng là loại cây phong thủy mang lại may mắn tài lộc dành cho gia chủ, cây đuôi phượng có thể được dùng làm cây cảnh để bàn hoặc cây cảnh văn phòng mang lại may mắn cho chủ nhân, mặt khác cây đuôi công là cây cảnh văn phòng có thể lọc được không khí rất tốt cho văn phòng của bạn. Xem thêm : Cây cảnh văn phòng phong thủy

Lợi ích trồng cây đuôi phượng

Cây đuôi phượng thường được trồng làm cây trang trí trong văn phòng, ở trong nhà như bàn học, bàn tiếp khách, ban công tạo điểm nhấn cho không gian nhà bạn. Trong phong thủy, người ta quan niệm rằng trồng cây đuôi phượng sẽ giúp đem lại may mắn, thành công cho gia chủ.

cay-duoi-phuong

Cách trồng và chăm sóc cây đuôi phượng

Thời vụ trồng: Thời gian thích hợp trồng cây đuôi phượng nhất là đầu mùa xuân hay đầu mùa mưa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể trồng cây vào bất cứ thời gian nào trong năm cũng được chỉ cần chăm sóc cây thời gian đầu trồng thì cây phát triển như bình thường.

Ánh sáng: Cây đuôi phượng là cây ưa bóng bán phần nên chúng thích hợp trồng trong nhà. Chú ý không nên trồng cây dưới ánh nắng trực tiếp sẽ khiến lá cây bị cháy, cây lụi dần. Với những cây trồng trong văn phòng nên mỗi tuần cần đưa cây ra đón ánh nắng khoảng 6 tiếng vào buổi sáng để giúp cây quang hợp, hít thở không khí.

Nhiệt độ: Cây đuôi phượng không thể chịu được nhiệt độ quá thấp hay quá cao, cho nên khoảng nhiệt độ thích hợp trồng cây là 18-28 độ C.

Đất trồng: Cũng giống như cây đuôi công, cây đuôi phượng không kén đất nên chúng thích nghi khá tốt với nhiều môi trường đất khác nhau. Đất phù sa, đất cằn cỗi cho đến đất nghèo dinh dưỡng chúng đều sống được. Thế nhưng, có một loại đất phù hợp với cây giúp chúng ta không cần chăm sóc nhiều là đất thịt pha cát, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt và tơi xốp.

Giống cây trồng: Khi mới du nhập vào nước ta, cây đuôi phượng còn rất khó kiếm nhưng ở thời điểm hiện tại, cây giống rất dễ mua ở các cửa hàng cây giống. Khi mua cây nên chọn cây giống tốt, sạch bệnh.

Trồng cây đuôi phượng: Xới tơi đất trồng, đào hố và đặt nhẹ nhàng cây giống xuống. Dùng tay nén chặt phần đất quanh gốc rồi tưới nước cho cây.

Tưới nước: Nếu cây đuôi phượng trồng trong nhà thì đòi hỏi lượng nước ít hơn. Còn nếu trồng cây ở ngoài thì cần lượng tưới nước nhiều hơn. Tốt nhất nên tưới nước cho cây khi thấy mặt đất trồng kho nước, có tình trạng trắng đất. Trong trường hợp trồng cây đuôi phượng thủy sinh thì định kỳ thay nước hàng tuần.

Bón phân: Để đảm bảo cây luôn đủ dưỡng chất nuôi cây cần bón phân định kỳ. Cây đuôi phượng là cây đẹp chủ yếu ở phần lá nên để cây luôn có bộ lá xanh mượt thì cần bón phân đa vi lượng cho cây.

Xem thêm: Cây hoa bỉ ngạn cây hoa độc đáo có tính phong thủy cao, cây hoa bỉ ngạn là cây dẫn dát linh hồn người chết nên hạn chế trồng trong nhà, hoa bỉ ngạn nên trông ở các cảnh quan công trình có tính thờ cúng tâm linh. chi tiết về hoa bỉ ngạn xem thêm tại :https://hoadepviet.com/hoa-bi-ngan-truyen-thuyet-ve-loai-hoa-bi-ngan-doc-dao/