Thưởng thức giống bưởi Đoan Hùng thơm ngon

Nói đến Phú Thọ người ta thường liên tưởng ngay đến đề thờ Hùng Vương, nghĩ ngay đến cội nguồi dân tộc, cái nôi của nền văn hóa Việt. Không những thế nói đến Đoan Hùng, Phú Thọ người ta còn nhớ ngay tới một giống bưởi nổi tiếng, ngon, ngọt lịm, mát lành. Đó chính là bưởi Đoan Hùng, cái tên gắn liền với địa danh của nó. Giống bưởi Đoan hùng hiện nay đã nổi tiếng khắp cả nước nó được chu du khắp mọi miền và đến tay của nhiều người dân. Bạn đã biết gì về giống bưởi đoan hùng này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tôi tìm hiểu ngay ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

bưởi Đoan Hùng

Xem thêm: Giống bưởi phúc kiến ngon ngọt, bưởi phúc kiến mang đến nhiều  sự thú vị với màu đỏ của ruột, độ ngọt của bưởi, cây giống bưởi phúc kiến đã được trồng và chăm sóc ở VIệt Nam.

Tên thường gọi: cây bưởi Đoan Hùng

Tên  khoa học Citrus grandis (L.) Osbeck

Bưởi tiếng Anh gọi là Pomelo

Thuộc chi: Cam chanh (Rutaceae)

Hiện nay bưởi Đoan Hùng gồm 2 giống bưởi chính  ngon nhất đó là bưởi sửu chí đám và bưởi bằng luân. Hai giống bưởi này rất ngon lại cho năng suất cao nữa. Khi nhắc đến bưởi đoan hùng người ta nghĩ ngay đến vị ngon và mùi thơm ngát khó diễn tả có lẽ đây cũng chính là cái hồn đã làm nên nét tuyệt vời của giống bưởi đoan hùng. Mỗi khi tết đến xuân về trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu nải chuối, trái bưởi và nếu như mua được trái bưởi Đoan Hùng thì với hương vị đặc biệt của nó sẽ khiến cho không khí gia đình bạn thêm ấm cúng hơn, hãy đừng quên lựa chọn cho mình một trái bưởi to nhất, đẹp nhất và thơm nhất nhé. Vào mùa hè hãy chọn bưởi Đoan Hùng để thưởng thức hương vị ngọt lịm, tan chảy nơi đầu lưỡi rồi dần dần đi sâu thấm dần đến tận ruột gan, da thịt tạo nên một cảm giác khó tả, nó cuốn hút con người ngay từ lần đầu tiên nếm thử.

Bưởi Đoan Hùng có hình cầu dẹt khi chín thì nó dần chuyển sang màu vàng sáng, lớp cùi mỏng, phần múi ráo và tép bưởi mọng nước màu trắng ngày đã làm nên thương hiệu của trái bưởi này. Đặc biệt ăn bưởi Đoan Hùng có vị ngọt thanh mát mùi thơm đặc trưng. Giống bưởi Đoan Hùng có thể bảo quản được 6 tháng khi ngắt khỏi cây nữa đó, bạn chỉ cần để nơi khô ráo, mát mẻ tránh ánh nắng trực tiếp thì dù có để lâu nhưng khi bổ ra ăn múi bưởi Đoan Hùng vẫn ngon ngọt như vừa hái từ cây xuống. Đặc biệt ngon là như vậy, trái bưởi Đoan Hùng còn mang lại lợi ích vàng cho sức khỏe của con người nữa. Nó có công dụng đặc biệt để chăm sóc sức khỏe con người cụ thể như: Tăng cường hệ miễn dịch cho người có đường tiêu hóa không được tốt, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường béo phì hay tim mạch. Nhất là nó có chất làm giảm các cholesterol có hại ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm hiện nay như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, sỏi thận…không những thế các chất có sãn trong trái bưởi còn giúp cho cơ thể tao đổi chất tốt hơn, nhất là đối với chị em, trái bưởi Đoan Hùng còn giúp ích rất nhiều trong quá trình giảm cân, làm đẹp.

Đã ngon lại có nhiều công dụng như vậy tại sao chúng ta không lựa chọn ngay cho mình trái bưởi Đoan Hùng để thưởng thức nhỉ.

Xem thêm giống bưởi ngon khác như bưởi da xanh ngon ngọt càng để lâu càng ngọt, bưởi da xanh mang đến sự độc đáo và yêu thích cho mọi người, cách trồng và chăm sóc bưởi da xanh tại http://giongcayanqua.edu.vn/cay-giong-buoi-da-xanh-cach-trong-cham-soc-buoi-da-xanh.html

Cây quất đường – cách trồng và chăm sóc cây

Cây quất đường – cách trồng và chăm sóc cây

Không có vị chua như những giống cây quất khác, quất đường có vị ngọt, mùi thơm đặc biệt. Quất đường có kích thước to hơn giống quất chua khá nhiều. Hiện nay chúng được trồng để làm cảnh khá nhiều vào mỗi dịp Tết.

Đặc điểm của cây quất đường

– Cây quất đường có chiều cao trung bình khoảng 2m.

– Cây khá mềm nên dễ uốn và tạo tán.

– Lá quất có kích thước to hơn quất thường.

– Hoa quất đường khi nở có màu trắng.

– Khi chín, quất chuyển sang màu cam rất đẹp.

Quất đường
Quất đường có vị ngọt mát

Cách trồng cây quất đường

Nhân giống cây quất đường: phương pháp chiết cành hoặc ghép cành được sử dụng chủ yếu. Bởi dùng phương pháp này sẽ cho cây con khỏe mạnh hơn, cây cho năng suất cao. Nên chọn những cây giống có chiều cao trên 50cm, không sâu bệnh để trồng cây.

Thời vụ trồng: Nếu bạn trồng vào mùa xuân thì đến tết nguyên đán cây sẽ cho quả đẹp.

Đất trồng: Cây không kén đất nên có thể trồng ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt cát pha hoặc đất phù sa.

Quất đường
Quất đường không kén đất

Hố trồng và phân bón lót: Hố trồng phải có kích thước tối thiểu 50x50x50cm, mỗi hố cách nhau khoảng 2m. Dùng đất trộn với phân chuồng hoai mục, phân lân và vôi bột đổ vào hố làm phân bón lót cho cây. Nên chuẩn bị hố và phân bón lót cho cây trước 1 tháng.

Cách trồng cây quất đường: Đào hố nhỏ rồi đặt cây con vào. Đặt cây nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ cây. Lấp đất xuống rồi tưới luôn nước cho cây để cây nhanh bén rễ.

Cách chăm sóc cây quất đường

Tưới nước: 1 tháng đầu trồng nên tưới định kỳ cho cây. Cây phải có đủ nước thì mới tạo nhánh và ra hoa. Nguồn nước phải sạch sẽ, không được ô nhiễm.

Quất đường
Quất đường sai trĩu quả

Bón phân: trong 1 năm cần bón phân 2 lần. Dùng phân chuồng hoai mục và phân NPK tỷ lệ 10-20-15 để bón cho cây. Khi cây ra hoa và đậu quả thì tăng lượng bón phân thêm 15%.

Tạo tán cho cây: Khi cây trồng được 4 tháng thì tiến hành tỉa thưa để tạo thông thoáng cho cây. Cắt bỏ những cành già, cành yếu, cành sâu bệnh, cành vượt để cây tập trung nuôi những cành khỏe. Mỗi cây chỉ nên để 3-4 cành chính.

Quất đường
Cây quất đường

Đảo quất: khi quất đường được 5 tháng thì bạn đảo quất 1 lần. Dùng đầm sắt để đầm phần đất sát rễ tránh làm vỡ bầu khi đánh cây lên. Khi đảo quất sang nơi mới thì tưới nước luôn cho cây. Đến thời kỳ cây trổ hoa và rụng thì bón phân cho cây bằng phân chuồng hoai mục và phân kali. Đồng thời phải vun gốc và làm sạch cỏ dại dưới gốc cây cho thông thoáng.

Thu hoạch quất đường

Sau 10 tháng trồng quất thì bạn có thể thu hoạch được lứa quả đầu tiên. Nếu bạn trồng làm cảnh thì bạn dùng kéo cắt tạo dáng và dùng dây thép cố định cành để hạn chế cành vượt. Nếu bạn trồng lấy quả thì khi quả chuyển sang màu cam thì có thể hái được.

 

Cây xoài keo-cách trồng và chăm sóc cây

Cây xoài keo-cách trồng và chăm sóc cây

Cây xoài keo – một thứ quả ăn vặt mới rất được ưa chuộng hiện nay. Trồng cây xoài keo không khó nhưng phải đúng cách thì mới cho nhiều quả, quả có chất lượng được.

Đặc điểm của cây xoài keo

– Cây có chiều cao trung bình khoảng 5m.

– Qủa có hình dáng to ở giữa và thuôn về 2 đầu.

– Vỏ của chúng mỏng và xanh nhưng khi bổ ra thì ruột bên trong vàng óng.

– Khi xanh thì có vị chua nhẹ, giòn. Còn khi quả chín thì ngọt lịm.

QUả
Qủa xoài keo to ở giữa, thuôn về 2 đầu

Xem thêm cây giống xoài thái lan cây xoài thái lan quả ngọt có nhiều giá trị dinh dưỡng cao, chi tiết cách trồng xoài thái lan ngon ngọt

Cách trồng cây xoài keo

Tiêu chuẩn giống: Theo những người làm vườn thì bạn nên nhân giống bằng phương pháp ghép cành. Bởi với phương pháp này, cây con sẽ thừa hưởng gen 100% từ cây mẹ.

Thời vụ trồng: cây thích hợp trồng vào mùa mưa, khi đó bạn tốn ít công sức để chăm và cây thuận lợi phát triển.

Cây xoài keo cho năng suất cao
Cây xoài keo cho năng suất cao

Đất trồng: cây không kén đất nên bạn có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất thịt màu mỡ và cả đất ven biển nhiễm mặn.

Đào hố trồng cây: Mỗi hố trồng có kích thước khoảng 50x50x50cm và hố cách hố tối thiểu 5m. Bạn trộn đều 10kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân lân và 1kg vôi bột để bón lót cho cây. Nên đào hố và bón lót cho cây trước 1 tháng trồng cây.

Cách trồng cây xoài keo: Đào một hố nhỏ ở giữa rồi đặt bầu đất vào. Trước khi đặt bầu đất thì phải tháo bỏ túi nilon ra. Vùi đất xuống và dùng cọc tre để cố định cây. Sau đó, tưới nước cho cây.

Chăm sóc cây xoài keo

Tưới nước: Để cây phát triển ổn định thì bạn phải đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Nguồn nước phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm.

Xoài keo khi chín thơm và ngọt
Xoài keo khi chín thơm và ngọt

Cắt tỉa, tạo tán cho cây: Khi cây cao khoảng 1m thì cắt ngọn để được cành cấp 1. Rồi cắt cành cấp 1 để được cành cấp 2 và 3. Cứ cắt cho đến khi cành tản ra bốn phía thì dừng lại. Chú ý phải cắt bỏ cành sâu, cành già, cành yếu, cành vượt để cây thông thoáng.

Bón phân cho cây: Vào năm đầu thì bón phân 2 tháng 1 lần với 200g phân NPK. Khi cây lớn thì tăng thêm 15%. Vào thời gian cây ra hoa đậu quả thì tăng thêm lượng phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Điểm đặc biệt ở cây xoài keo này là chúng có ít sâu bệnh. Để phòng trừ sâu bệnh hại cũng như để cây phát triển tốt thì định kỳ nên vun gốc, làm sạch cỏ dại dưới gốc để cây được thông thoáng. Khi cây xuất hiện ruồi đục quả, nhện đỏ sâu cuốn lá thì bạn phải dùng chế phẩm sinh học để phun diệt trừ ngay.

x
Dùng chế phẩm sinh học để diệt sâu bọ cho xoài keo

Thu hoạch quả xoài keo

Khoảng 18 tháng sau khi trồng thì có thể thu hoạch được lứa quả đầu tiên. Khi chín quả sẽ chuyển sang màu vàng hồng. Không cần phải chờ quả chín mới thu hoạch, mà chỉ cần quả đủ kích thước tiêu chuẩn thì thu hoạch luôn. Muốn giữ quả được lâu thì phải để chúng ở nơi thoáng mát.

Xem chi tiết các loại cây xoài giống khác tại http://giongcayanqua.edu.vn/cay-xoai-giong.html

.

 

Cây chanh đào-cách trồng và chăm sóc cây

Cây chanh đào-cách trồng và chăm sóc cây

Chanh đào có lớp vỏ màu vàng hồng, mùi thơm dịu cùng với lớp ruột hồng đào bắt mắt đã khiến loại quả này khi mới xuất hiện được chú ý rất nhiều.

Chanh đào là loài cây thuộc họ cam được xếp vào những nhóm cây giống chanh quý. Do vẻ bề ngoài bắt mắt nên chúng được ưu ái đến thế. Chanh đào còn được sử dụng làm cây cảnh trang trí nhà cửa và dùng làm thuốc trị ho vô cùng hiệu quả.

Đặc điểm chanh đào

-Khi chín lớp vỏ và ruột đều có màu vàng hồng.

-Chúng to hơn chanh thường khác

-Chanh ít hạt, không chua gắt như chanh ta

-Vỏ chanh khá mỏng, có chứa nhiều tinh dầu

Chanh đào có ruộ màu hồng cam
Chanh đào có ruột màu vàng hồng khá đẹp mắt

Cách trồng cây chanh đào

Đất trồng: Thích hợp trồng ở đất thịt pha cát, nhiều mùn.

Thời vụ trồng: Chanh có thể trồng được ở quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào vụ xuân hoặc vụ thu thì cây cho nhiều quả, quả to và chất lượng.

Mật độ trồng cây: Vì chanh đào có bộ rễ khỏe và tán xòe khá rộng nên trồng mỗi cây cách nhau khoảng 3-4m .

Hố trồng: Đào hố có kích thước khoảng 50x50x50cm. Bón phân lót cho cây trước khi trồng 1 tháng. Phân lót gồm phân chuồng hoai mục, phân lân và vôi bột để khử mầm bệnh cho cây.

-Cách trồng cây chanh đào: Cắt bỏ túi nilon quanh bầu đất. Đặt cây con vào hố rồi vùi đất xuống. Nén đất và dùng cọc tre giữ cây khỏi đổ khi gặp gió lớn. Tưới luôn nước cho cây để cây bén rễ nhanh.

Chanh đào mật ong trị ho
Chanh đào mật ong trị ho

Chăm sóc cây chanh đào

Tưới nước: Cây mới trồng 1 tháng phải cung cấp đủ nước cho cây. Vào mùa khô thì tưới nhiều nước, mùa mưa thì chú ý thoát nước tránh cây bị ngập úng.

Cắt tỉa cành: thường xuyên cắt bỏ cành sâu bệnh tránh lây lan sang các cành khác. Đồng thời cắt cành yếu, cành già, cành vượt để cây tập trung nuôi cành khỏe.

-Bón phân: Pha phân ure với nước và tưới quanh gốc cho cây định kỳ 3 tháng 1 lần. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại phân lân, kali theo khuyến cáo của các chuyên gia. Bên cạnh đó, bạn phải chú ý làm sạch cỏ dại dưới gốc cây.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Chanh đào hay bị bọ xít, rầy hoặc rệp tấn công. Bạn có thể dùng tay bắt nếu chúng mới xuất hiện. Chúng xuất hiện nhiều quá thì phải dùng đến chế phẩm sinh học Topsin M nồng độ 0.075-0.1% cùng một lượng vôi bột vừa đủ để phun.

Chanh đào cho nhiều quả nếu chăm sóc cây tốt
Chanh đào cho nhiều quả nếu chăm sóc cây tốt

Xử lý cho cây ra hoa, đậu quả

Trước khi cây ra hoa 1 tháng nên ngừng bón phân và tưới nước. Vào đầu tháng 12 bạn ngưng tưới nước trong 1 tháng rồi tưới nước trở lại thì cây sẽ trổ hoa đồng loạt. Thời gian cây cho quả non thì bón thêm 1 lượng phân NPK để kích thích dinh dưỡng nuôi quả non. Sau 30 ngày kể từ lúc đậu quả là có thể thu hoạch được.

Xem thêm các loại cây chanh ngón tay, chanh ngón tay độc đáo, mang lại nhiều sự thích thú cho người dùng, xem thêm về chanh ngón tay tại http://giongcayanqua.edu.vn/cay-giong-chanh-ngon-tay-cach-trong-cham-soc-chanh-ngon-tay.html

 

Cây bưởi tứ xuyên – cách trồng và chăm sóc cây bưởi tứ xuyên

Cây bưởi tứ xuyên – cách trồng và chăm sóc cây bưởi tứ xuyên

Giống bưởi tứ xuyên này mà dành cho các chị em ăn rở thì còn gì bằng. Vị của nó chua chua ngọt ngọt ăn rất ngon bảo đảm ngồi một lúc đánh bay vài quả là ít. Bởi ăn rồi sẽ nhớ mà lại muốn ăn thêm nữa. Cùng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về giống cây bưởi ngon tứ xuyên này nhé.

Bưởi tứ xuyên cho năng suất cao
Bưởi tứ xuyên cho năng suất cao

Nguồn gốc xuất xứ của bưởi tứ xuyên:

Bưởi tứ xuyên còn có tên gọi khác là bưởi lùn tứ xuyên. Giống bưởi này có nguồn gốc từ Thái Lan. Khi được trồng ở Trung Quốc được các nhà lai tạo giống gieo trồng và chăm sóc rất tỉ mỉ. Hiện nay giống bưởi tứ xuyên đã trở thành một trong ba giống bưởi có giá trị kinh tế cao sánh cùng giống bưởi đỏ Phúc Kiến.

Bưởi tứ xuyên cho thu hoạch quả muộn
Bưởi tứ xuyên cho thu hoạch quả muộn

Sở dĩ có tên gọi bưởi lùn Tứ Xuyên bởi thân cây thấp bé, cây khi trưởng thành cao hơn 1m. Nhìn cây thấp bé thế thôi nhưng giống bưởi này lại cho năng suất cao và thu hoạch quả sớm hơn các giống bưởi khác đấy.

Xem thêm: Cây bưởi khác như cây bưởi da xanh độc đáo, bưởi da xanh ngon ngọt có nhiều giá trị độc đáo, cây bưởi da xanh đặc sản đôc đáo

Đặc điểm của giống bưởi tứ xuyên:

Thân cây lùn chỉ cao hơn 1m, cây cho quả sớm, chỉ cần 3 năm cây đã cho thu hoạch quả.

Giống bưởi tứ xuyên cho quả mọc thành chùm như chùm nho, bên dưới những cành thấp.

Vì hình thái của cây thấp nên việc chăm sóc và thu hoạch quả cũng dễ dàng mà không tốn nhiều công chăm sóc.

Bưởi tứ xuyên thân lùn
Bưởi tứ xuyên thân lùn

Một điểm khác biệt của giống bưởi tứ xuyên này so với giống bưởi khác là quả của nó chín khá muộn. Thường chín muộn hơn 3 tháng so với những giống thông thường khác. Khả năng chín muộn hơn nên bưởi tích lũy được nhiều dinh dưỡng trong từng múi bưởi.

Mỗi cây bưởi lùn trung bình cho khoảng 60 quả mỗi năm. Mỗi quả bưởi nặng từ 1 đến 1,2kg, khi quả chín có màu vàng khá bắt mắt. Bên trong cùi mỏng tép màu hồng nhạt căng và mọng nước.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị chua chua ngọt ngọt thơm ngon ngay đầu lưỡi.

Cách trồng và chăm sóc cây bưởi tứ xuyên:

Thân cây lùn nên việc trồng và chăm sóc cây cũng không tốn nhiều công sức. Không những thế giống bưởi này còn cho năng suất cao nữa. Do giống bưởi này được nhân giống ở Trung Quốc nên thời tiết và khí hậu của Việt Nam có nhiều nét tương đồng nên có thể nhân giống ở nước ta được.

Bưởi tứ xuyên cùi mỏng, mọng nước
Bưởi tứ xuyên cùi mỏng, mọng nước

Thời điểm trồng giống bưởi tứ xuyên này thích hợp nhất là vụ xuân hoặc vụ đông. Thời tiết lúc này khá mát mẻ, cây dễ sinh trưởng và phát triển.

Về đất trồng bưởi tứ xuyên:

Đất trồng có nhiều dinh dưỡng, độ PH từ 5,5 đến 6,5. Đất trồng phải thoát nước tốt, nếu trồng ở đồi cao phải làm mương giữ nước cho cây để cây giữ ẩm tốt. Đảm bảo độ ẩm cho cây trong 3 năm đầu khi chưa ra hoa. Để cây có khả năng hấp thụ được dưỡng chất nuôi cây cho ra năng suất quả cao.

Đào hố trồng bưởi tứ xuyên:

Mỗi hố trồng bưởi nên cách nhau từ 3-3,5m để cây hấp thụ được ánh sáng tốt. Hố đào sâu 50cm, rộng 50cm là được. Trước khi trồng cây khoảng 30 ngày bạn nên bón xuống hố khoảng 1kg phân chuồng hoại mục và 1kg phân NPK, 1 kg vôi bột để khử trùng đất. Trộn đều hỗn hợp lên rồi lấp hố lại để dưỡng chát ngấm vào đất.

Chọn giống bưởi tứ xuyên:

Chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Chiều cao trung bình mỗi cây giống từ 50 đến 60cm. Cây giống phải to, đủ các bộ phận rễ, lá.

Cách trồng bưởi tứ xuyên

Tiến hành trông cây giống vào giữa hố đắp đất kín xung quanh gốc và phần rễ. Cần để đất lên mô khoảng 2cm để cố đinh gốc cây cho chặt. Mỗi gốc cây cần cố định một cọc để cây không bị nghiêng ngả khi bị gió hay mưa.

Khi trồng cây trong vòng 1 tuần cần tưới nước liên tục để cây bén rễ và phát triển tốt hơn.

Thời điểm thu hoạch bưởi tứ xuyên:

Khi trồng bưởi tứ xuyên từ năm thứ 3 trở đi cây bắt đầu cho thu hoạch. Quả chín vào tháng 2 đầu mùa xuân. Mỗi cây nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ cho từ 60- 65 quả.

 

Cách trồng cóc thái trong chậu cho quả sai trĩu

Cóc Thái tên khoa hoạc là June Plum (Ambarella – Spondias dulcis), là cây thân gỗ, dễ trồng,tỷ lệ ra hoa kết trái cao, ít sâu bệnh và cho quả quanh năm. Nên trồng cây cóc Thái ở nơi nhiều ánh sáng để cây phát triển toàn diện do loài này là cây nhiệt đới rất ưa nắng.

nha-pho-dat-chat-van-co-cach-trong-coc-thai-triu-qua-trong-chau-chau-coc-thai-1497066798-width600height696

Chỉ sau 3-5 tháng trồng là cây bắt đầu ra những quả đầu tiên. Khi trưởng thành có chiều cao 1,5-5m, tán 1-3m, do đó các gia đình ở thành phố nơi đất đai hạn hẹp hoàn toàn có thể trồng cóc trong chậu mà không cần phải sử dụng cả một khoảng sân to.  Quả chua và giòn, nhiều vitamin có thể ăn ngay hoặc dầm chua cay, xay lấy nước làm sinh tố.

Ngoài ăn quả, lá cóc Thái có vị chua dùng làm rau sạch, thường dùng trong các món cuốn gọi Nam Bộ, khiến món ăn bớt vị ngán và có vị chua thanh đặc trưng

Cây cóc Thái thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, chịu được phèn, mặn.

Cách trồng cóc thái trong chậu cho quả sai trĩu

Chọn cây giống:

Có nhiều cách trồng cóc Thái như gieo hạt, chiết hoặc ghép cành. Tuy nhiên, gieo hạt sẽ khiến cây lâu cho quả hơn, để rút ngắn thời gian ra quả, bạn nên chọn phương pháp chiết ghép cành

Đất trồng:

Tuy cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và dễ thích nghi nhưng nếu bạn trồng chậu nên dùng phân giun quế cây sẽ đủ dinh dưỡng và phát triển nhanh hơn. Đất cần tơi xốp và thoát nước.

Chậu trồng: chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả.

Chăm sóc:

Cần tưới nước chậm để nước ngấm từ từ xuống toàn bộ rễ cây, tránh ngập úng rễ, có như thé cây cóc non mới hấp thu được toàn bộ dưỡng chất, phát triển toàn diện, xanh mơn mởn, tạo động lực cho người làm vườn.

coc1

Nên chọn thời điểm trời không nắng gắt như buổi sáng để tưới nước cho cây. Bởi cây trồng trong chậu, nên để hạn chế sự phát triển chiều cao và tập trung phát triển quả, thì bạn nên tỉa bớt cành và ngọn. Nếu trồng cóc vào mùa xuân, bạn nên tỉa trụi cành và nhánh nhỏ để sang mùa hè cây phát triển mạnh mẽ hơn

Bón phân/bổ sung thêm đất: Khoảng 1,5-2 tháng sau khi trồng cây cóc Thái vào chậu, rễ cây ra nhiều cần phải thêm đất vào mặt chậu lớp từ 2-3 cm, và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK 16.16.8 hoặc NPK 5.15.25 hay DAP vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước (có thể dùng luân phiên). Bón định kỳ hai đợt như thế một tháng 2 đợt, một đợt đất mặt và đợt phân hạt. Sau mỗi đợt hái quả nên bón thêm lớp đất mặt và phân hạt như hướng dẫn trên.

Phòng trừ sâu bệnh:

Mặc dù cóc Thái dễ trồng và là một trong số những cây ít sâu bệnh , nhưng nếu không tưới nước đầy đủ, cây dễ bị muội, rệp làm lá và cành khô cằn, kém phát triển.

Trường hợp mưa kéo dài trời âm u thì dễ bị bọ hút chích làm xoắn lá non.

Lưu ý khi cây có dấu hiệu sâu bệnh không cần dùng thuốc trừ sâu, chỉ cần dùng kéo cắt bỏ hết những cành bị khô, sâu bệnh, sau đó bón thêm ít phân giun quế 2-4cm là cây lại tươi tốt lại và cho ra nhánh mới

Khi thu hái quả cóc Thái bạn nhớ dùng kéo hay dao cắt hết quả trong chùm, sau đó cắt thu bớt nhánh cây đã cho quả để dưỡng sức cho cây cóc ra đợt quả mới.

Chúc các bạn thành công.

Tập trồng hoa baby – Biểu trưng của sự thanh khiết, trong trắng

Hoa baby là loài hoa nhỏ có xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải và Đông Âu. Hoa Baby xuất phát từ tên “Baby’s breath” có nghĩa là hơi thở trẻ thơ. Nó đẹp và mong manh như là hơi thở của trẻ em vậy!

32015111700243056

Xem thêm: Hoa baby độc đáo còn có 1 hoa baby khác như hoa hồng đổi màu đẹp tại https://hoadepvietnam.com/hoa-hong-doi-mau-hoa-hong-la-doc-dao-van-nguoi-me/

Hoa baby thường được dùng nhằm mục đích là tô điểm thêm cho các bó hoa tươi. Đặc biệt, khi một bó hồng đỏ kết hợp với hoa Baby sẽ làm cho bó hoa thêm lung linh, dễ thương. Nó như tô điểm thêm màu cho tình ái, cuộc sống.

Hoa Baby thường có màu trắng, ngoài ra còn có Hoa baby hồng, tuy nhiên rất thảng hoặc gặp. Hoa baby nhỏ li ti và trắng buốt như một vài hạt tuyết nhỏ, tượng trưng cho tình yêu tinh khiết, ngây thơ và trong trắng.

Trồng hoa Baby tại nhà

Thời tiết:

Trời mùa hè, nhiều nắng chính là thời tiết thuận lợi để hoa baby phát triển nhất. Nếu ở nơi chỉ có mùa đông, hoa baby cũng có thể được trồng vào cuối thu

Gieo hạt:

Đây là một loại hoa khá dễ trồng bằng phương pháp ươm mầm hoặc gieo trực tiếp trong chậu hay vườn, nó đều dễ dàng phát triển.

Thời gian nảy mầm: để hạt giống này mầm phải mất 15-20 ngày

Sau đó mỗi 3-4 tuần, bạn có thể gieo hạt bổ sung, để đảm bảo trong vườn lúc nào cũng có hoa nở.

Chăm sóc hoa baby

Ánh sáng: Gieo trồng hoa baby ở ban công hay vùng đất có ánh sáng tốt, bởi đây là một loại cây ưa sáng

Đất trồng: Dùng đất phổ thông, đất sạch để trồng là hợp lý nhất, không nên sử dụng đất sét

Tưới nước: Cần liên tục tưới nước cho cây bởi hoa baby không phù hợp với điều kiện đất khô cằn

Bón phân:

Nếu trồng cây bằng đất sạch, bạn có thể trộn phân trùn quế với đất sạch theo tỷ lệ 4:6 để làm giá thể trồng cây.

Pha loãng dịch trùn quế theo tỷ lệ 1:500, cách 5-7 ngày tưới 1 lần.

Lưu ý: chỉ nên tưới dịch trùn quế từ khi hoa bắt đầu mọc tới lúc chớm có nụ. Không nên tưới dịch trùn quế khi hoa đã nở. Vì độ ẩm cao có thể làm hoa bị nấm/mốc.

Thu hoạch hoa baby:

Khi hoa trưởng thành, cao từ 30-45 cm là bạn có thể thu hoạch rồi. Hoa baby có thể bó cùng nhiều loại hoa khoác, hoặc làm hoa khô cũng rất đẹp.

Ngoài hoa baby chúng tôi còn cung cấp các giống hoa cây cảnh đẹp độc đáo như hoa tử đằng, loại hoa dây leo của đất nước nhật bản…. Hoa tử đằng đẹp xem thêm tại https://hoadepvietnam.com/cay-hoa-tu-dang-va-cach-trong-cay-tu-dang/

Cây roi – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho sai trĩu quả

Quả roi có nhiều công dụng, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tiêu chảy, đầy hơi, ngăn ngừa ung thư, không những thế nó còn có công dụng làm mát cơ thể vào mùa hè oi ả.

cayroido2

Mỗi gia đình chúng ta hoàn toàn có thể tự trồng loại cây này để thu hoạch những trái roi sạch, tốt cho các thành viên trong nhà. Dưới đây hoadepvietnam.com sẽ giới thiệu đến các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây roi sao cho sai trĩu quả.

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Dụng cụ trồng roi phải có đường kính từ 50 cm trở lên và cao trên 50cm trở lên, dụng cụ trồng càng to cây càng có đất phát triển mạnh. Vì thế nên có thể tận dụng bao bố, bao xi măng , chậu, thùng xốp hoặc lý tưởng nhất là mảnh đất trống trong vườn để trồng roi.).

Đất trồng

Cây roi là loại cây ăn quả độc lạ thường quả ăn ko ngọt nhưng thơm, có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau. Khi trồng nên đặt ở vị trí không bị ngập úng, thoát nước và có hệ thống tưới tiêu tốt.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Hiện nay, giống roi đỏ Thái Lan đang được ưa chuộng nhiều và thích hợp trồng trong chậu, hoặc bạn cũng có thể tham khảo các giống roi khác phù hợp với sở thích cá nhân hoặc gia đình.  Cây giống bạn có thể tìm mua ở các vựa giống. Nên lựa chọn những cây giống xanh tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh để trồng.

Trồng cây

Khi mua cây con về, khẽ kháng bóc lớp túi nilon bọc bầu đất trồng cây roi, đặt nhẹ xuống hố đất đã đào từ trước sau đó lấp đất xung quanh gốc, phủ kín đất và ấn nhẹ cho cây đứng vững, lưu ý tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới đẫm nước cho cây

1_192029

Chăm sóc

Cây roi cần được duy trì tưới nước thường xuyên, nhất là ở giai đoạn mới trồng hoặc khô hạn kéo dài.

Vào gia đoạn ra hoa, cần giữ gốc cây luôn khô ráo

Giai đoạn kết quả thì cần tưới nhiều nước để nuôi quả phá triển, nếu thiếu nước thì năng suất quả sẽ giảm

Giữ ẩm bằng cách sử dụng cỏ khô, rơm khô ủ quanh gốc đất

Tiến hành bót lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân cá sau khi trồng cây được 15 ngày. Sau đó vào đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa mưa tiến hành bón phân định kì

Tỉa bỏ cành già cỗi, cành vượt, cành sâu bệnh, tạo không gian thông thoáng giúp cây quang hợp tốt. Khống chế chiều cao của cây roi đỏ trung bình khoảng 3,5m trở lại.

Thu hoạch

Khi quả có đủ độ chín phù hợp, căng mọng và chuyển màu có thể tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch, chú ý không để bị chẩy xước vỏ bởi vỏ roi khá mỏng.

Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Các loại cây ăn quả, giống cây ăn quả khác tại đây

 

Kinh nghiệm trồng hoa giấy cho hoa quanh năm

Hoa giấy là một loại hoa quen thuộc, được trồng và nhân giống ở nhiều nơi nhưng kỹ thuật trồng cây hoa giấy cơ bản nhiều người trồng hoa và yêu hoa chưa chắc đã nắm được. Dưới đây là bài chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa giấy cho hoa quanh năm có thể hữu ích cho các bạn.

hoa-giay

Đặc điểm:

Cây leo, thân gỗ lớn, mập, khỏe, mọc nhanh. Cành nhánh nhiều, vươn dài. Lá đơn mọc cách, phiến hình trái xoan, hay thuôn dài ở đỉnh, tròn ở gốc. Gốc cuống lá có gai hơi cong. Lá xanh quanh năm và có thể rụng vào mùa đông ở các tỉnh phía bắc.

Hoa giấy lớn do lá bắc màu sắc sỡ làm thành. Lá bắc dạng lá, màu sắc từ trắng đến vàng tím, đỏ, xếp 3 chiếc 1 trên 1 chùm ngắn và bọc lấy hoa hình ống dài phía trong, màu tía và có lông dày ở phía ngoài, mà vàng nhạt phía trong. Quả bế tròn hay cụt ở ngọn, thắt lại ở gốc. Hạt màu nâu hung bóng, hiếm thấy.

Điều kiện sống: Cây hoa giấy rất dễ trồng ở khí hậu Việt Nam, người ta chủ yếu trồng cây bằng cách giâm cành dài từ 10-20cm, cắm sâu 6-8cm, giữ ẩm thường xuyên và che bóng cho cây râm.

Cành nảy chồi non chỉ sau 10 ngày, nhưng phải mất 20 ngày rễ mới phát sinh. Sau khoảng 2 tháng, khi cành dài từ 30-40cm thì có thể đem trồng nơi giàn leo. Khi cây leo dài có thể cắt sửa theo ý muốn nơi gây trồng vì cây có chồi mầm nhiều.

Hoa giấy có 2 loại (hoa đơn và hoa kép). Hoa giấy có nhiều mầu khác nhau: Đỏ thẫm, tím Huế, vàng, trắng… có giống hoa chỉ có 1 mầu (đơn tính), có giống hoa 2 mầu (lưỡng tính). Hoa giấy là loại hoa đẹp, đa mầu nên được nhiều người ưa thích.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy

Cây hoa giấy được trồng ở đất rộng thì vươn cao và cho lá xanh tốt, khi thân ra sẽ cho hoa ở ngọn cành

giay-s-14445

Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.

Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc hoặc nước ngâm lông xương súc vật. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.

Cách cho hoa giấy lâu tàn và ra hoa quanh năm

Cách trồng:

       – Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, dùng kéo cắt tỉa, sửa lại cành nhánh, rồi đánh ra khỏi chậu, rũ 2/3 đất, cắt bỏ những rễ già khô, cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ :10 phần đất – 3 phần phân chuồng -1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.

  – Để cây có màu xanh đậm lâu tàn, tôi ngâm phân NPK với lân theo tỉ lệ :3 NPK – 1 lân pha loãng, cứ năm ngày tưới 1 lần, làm như vậy giữ được hoa, lá trên cành cây đến 2 tháng

  – Sau khi biểu hiện hoa sắp tàn, lấy NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước, giữ độ ẩm thường xuyên, dùng kéo cắt hoa đã tàn, vặt bỏ cành lá già trên cây, cành rườm rà, chỉnh lại cây. Làm vậy chỉ 10-20 ngày sau cây lại ra hoa trở lại.

Cách trồng và chăm sóc cây móng tay

Đã bao giờ bạn tự hỏi là tại sao người ta lại gọi cây hoa xinh đẹp này là hoa móng tay chưa? Bởi vì nếu nhìn kỹ cây hoa này bạn không thấy nó có nét gì của chiếc móng tay cả. Nhưng có lẽ nếu tìm hiểu về cây hoa này ta mới thấu hiểu được ý nghĩa ẩn chứa bên trong cái tên, hoa móng ta có tên gọi như vậy bởi vì nếu móng tay của bạn bị đau, chỉ cần lấy hoa này đắp vào, 1 vài ngày là móng sẽ đỡ ngay, nó có tác dụng rất tốt đó. Chắc vì thế mà có tên gọi là cây móng tay. Hãy cùng tôi đi tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây hoa xinh đẹp này nhé.

cây hoa móng tay

Xem thêm: Chanh móng tay

Đặc điểm nổi bật của cây hoa móng tay

cay-hoa-mong-tay-1

Cây hoa móng tay thuộc loại cây có thân cỏ hàng năm, cây có thể đạt chiều cao khoảng từ 30-40cm, lá cây mọc so le nhau, mép lá có những răng cưa nhỏ, lá có màu xanh nhạt, không quá đậm, lá cây thuôn dài hình mũi mác. Hoa móng ta thường mọc ra ở những nách lá, hoa có nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, màu đỏ, tím, hồng, đỏ cam…mỗi màu hoa lại có một nét đẹp riêng, ấn tượng riêng. Sau khi hoa tàn cây đậu quả, quả móng tay thuộc dạng quả nang khi quả chín nó nứt thành 5 mảnh xoắn lại làm bật tung những hạt cây ra xa đây cũng là một cách nhân giống cây hoa móng tay đó.

Tác dụng của cây hoa móng tay

Hoa móng tay hiện nay đang được trồng khá nhiều bởi khả năng sinh trưởng tốt của nó, cây được trồng ở sân vườn, vỉa hè đường phố, công viên, vườn hoa, nhà hàng, nhà máy…có tác dụng đặc biệt để trang trí cũng như làm đẹp cảnh quan, đồng thời cây còn tạo cho môi trường thêm mát mẻ hơn, không khí thêm trong lành hơn.

cay-hoa-mong-tay-2

Bên cạnh đó, toàn thân cây móng tay có bóng nước, nó có vị cay, tính ôn hòa và cần chú ý hơi có độc nó có tác dụng tốt trong đông y, chữa bệnh phong thấp hoạt huyết, chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa móng tay

cay-hoa-mong-tay-3

Hoa móng tay có thể sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, nếu được trồng trong điều kiện thích hợp cây phát triển rất nhanh nhé, khi trồng cây ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi ta gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ khoảng từ 50-60 độ C, sau khi ngâm khoảng 4 đến 5 tiếng thì vớt ra rồi tiến hành gieo trồng
  • Công tác chuẩn bị đất. Đất gieo trồng hoa móng tay cần là loại đất ẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng và thoát nước tốt nhé, bởi cây luôn mọng nước vì thế nên không cần tưới quá nhiều nước cây dễ bị chết.
  • Nên trồng cây ở chỗ mát mẻ, khi mới gieo hạt thì nên tưới nước theo kiểu phun sương tạo độ ẩm cho đất kích thích cây nảy mầm.

Xem thêm chi tiết về các loại cây hoa phong thủy như cây mộc lan, cây sen đất…. Xem chi tiết cây sen đất một trong những cây trồng phong thủy tại http://bit.ly/2BOY59w