Cây chôm chôm – Công dụng của cây chôm chôm

Cây chôm chôm – Công dụng của cây chôm chôm
  • :
  • : cây ăn quả
  • :
  • : Còn hàng

Cây chôm chôm – Công dụng của cây chôm chôm

Cây chôm chôm là giống cây ăn quả không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Cây không những cho giá trị kinh tế cao mà nhờ nguồn trái cây này nước ta được đánh dấu tên tuổi trên thị trường quốc tế nữa đấy.

Cây chôm chôm cho giá trị kinh tế cao
Cây chôm chôm cho giá trị kinh tế cao

Công dụng của cây chôm chôm

Cây chôm chôm là loại cây trồng ăn quả được rất nhiều người yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 100g thịt chôm chôm chiếm 82,9% nước, 0,9g chất đạm, 0,1g chất béo, 14,5g đường và tinh bột, chất xơ chiếm 1,1g. Ngoài ra còn có các chất khoáng khác rất tốt cho sức khỏe, các vitamin A C tốt cho da.

Hạt chôm chôm được ép làm dầu bởi trong hạt chứa 30 – 43% chất béo, acid amin

Công dụng nhiều từ chôm chôm
Công dụng nhiều từ chôm chôm

Vỏ được điều chế sấy khô làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy, kiết lị rất tốt.

Rễ cây được sắc lấy nước uống trị sốt rét.

Lá cây trị bệnh đau đầu, sưng tấy.

Cành lá non, vỏ để nhuộm màu

Thân gỗ to được dùng để đóng các đồ nội thất, đồ sinh hoạt trong gia đình.

Đặc điểm của cây chôm chôm

Thân cây cao lớn với chiều cao đạt từ 20- 30m. Cây con trồng từ việc ghép cành chiều cao trung bình đạt từ 4-7m, cây phân nhiều cành nhánh.

Lá cây mọc cách, lá dạng kép lông chim với 1 – 6 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, mọc đối xứng nhau, đầu lá tù hoặc nhọn, mép lá nguyên bản, mặt lá nhẵn xuất hiện lông trên gân giữa lá. Mặt dưới có lông rải rác, gân bên có các lỗ tuyến dạng cong hướng lên trên mép lá.

Hoa mọc thành cụm ở nách lá gần đầu cành hoặc trên đầu cành. Mỗi cụm hoa có thể có hoa đơn tính mọc cùng gốc hoặc chỉ hoa lưỡng tính hoặc mọc chung chùm. Hoa đực có bộ nhị phát triển còn bộ nhụy tiêu giảm. Khác với hoa đực hoa cái có bộ nhị tiêu giảm bộ nhụy lại phát triển. Cánh hoa có bông có có bông có 4 cánh nhưng chiều dài tiêu giảm chỉ 1,6mm.

Quả hình bầu dục hay hình cầu, chiều dài chừng 3cm, khi xanh có màu xanh lá chín chuyển màu đỏ hoặc vàng. Vỏ quả dày 2- 2,5mm, có gai mềm dài chừng 0,5 -2cm. Hạt được bao bọc bởi lớp tử y dày màu trắng ngà đến màu vàng nhạt. Phần tử y có thể dính hoặc không kết dính vào vỏ hạt, rốn hạt mọc ở gốc gần tròn.

Kỹ thuật trồng cây chôm chôm

Nhiệt độ: cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm với độ cao dưới 600m, phạm vi đường xích đạo 17 độ vĩ Bắc và Nam là hợp nhất. Chính vì thế ở nước ta cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Mọc ở hầu hết các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.

Loại đất trồng: phù hợp với loại đất thịt pha cát, canh tác sâu, nhiều dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt. Độ Ph của đất giao động từ 4,5 – 6,5 là thích hợp. Vượt quá ngưỡng trên cây dễ bị bệnh úa vàng do thiếu hụt sắt và kẽm.

Ánh sáng: cây ưa sáng hoàn toàn, những quả được nắng chiếu sẽ cho chất lượng vỏ đỏ đẹp, vị  ngọt hơn những quả trong bóng râm.

Tưới nước: cây chôm chôm ưa ẩm nên việc tưới nước cho cây cần tiến hành thường xuyên. Nhất là lúc cây còn non và trong thời kỳ ra hoa đậu quả cần tưới nước đủ cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Cắt tỉa cành: sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt bỏ những cành già, cành sâu bệnh để những cành khác phát triển lên.

Cỏ dại: tiến hành phát quang cỏ dại xung quanh gốc cây tránh để sâu bệnh lây lan hại cây ảnh hưởng đến việc ra hoa đậu quả của cây.

Xem thêm: Giống cây trồng tốt tai Giống cây trồng tại Cây giống cây ăn quả